TỔNG HỢP VỀ QUYỀN NĂNG TÂM LINH
A- THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Quyền năng/ thần thông cao – thấp:
– Thần thông thấp tức là các thần thông thuộc về thể cảm dục và thể hạ trí.(GLTNVT, 35)
– Thần thông cao: Tri giác tâm linh với tri thức không thể sai lầm, trực giác với cách phán đoán chính xác và thuật trắc tâm cao cấp với quyền năng tiết lộ quá khứ và tương lai của nó, là các đặc quyền của hồn thiêng liêng. Chỉ hoạt động khi bí huyệt đầu, tim và cổ họng hoạt động từ kết quả tham thiền và phụng sự.(SHLCTĐ, 9)
+ HỘI THÔNG THIÊN HỌC ĐỐI VỚI QUYỀN NĂNG TÂM LINH
Hội Thông Thiên Học được sáng lập không phải để dạy những điều mới mẻ hoặc các phương pháp khai mở “quyền năng tâm linh”. Sứ mạng duy nhất của hội là thắp lại ngọn đuốc chân lý, ngọn đuốc này đã bị tắt quá lâu đối với phần đông nhân loại, ngoại trừ đối với một số ít người. Với sứ mạng này, hội giữ cho chân lý sống động bằng cách gây dựng mối quan hệ huynh đệ trong nhân loại, vốn là mảnh đất duy nhất mà hạt giống tốt có thể được gieo trồng. Chúng tôi xin cảnh báo những người đang mưu cầu tri thức tinh thần trong hàng ngũ hội viên cũng như ngoài hội, là hãy đề phòng những người rêu rao giãng dạy các phương pháp dễ dàng đạt được quyền năng tâm linh. Mọi quyền năng tâm linh bậc cao sẽ đến khi con người đã tinh luyện khá hoàn hảo các thể của mình.
H.P. Blavatsky
+ Người có Quang năng Thần Thông và người đồng tử trung bình vẫn có thể thật sự thông minh
– Trích Thư Chân Sư DK: ….Về sau, A.A.B. cảm thấy rằng sẽ rất hữu ích cho tôi và công việc chung nếu bà tự viết ra một số sách giúp ích cho các sinh viên, ngoài việc ghi bài, viết sách cho tôi, rồi đưa chúng ra dưới hình thức Anh ngữ nhiều gợi ý mà chúng tôi đã phát triển làm phương tiện truyền chuyển các ý tưởng mà tôi có phận sự công bố’. Người có thần thông và người đồng tử trung bình thì thường không có mức thông minh cao, và A.A.B. muốn chứng minh (để giúp ích cho công việc trong tương lai) rằng một người có thể làm một công việc nhất định bằng quan năng thần thông mà vẫn có thể thật sự thông minh. Thế nên, bà đã viết bốn quyển sách hoàn toàn là tác phẩm của chính bà:
- Tâm thức của Hạt Nguyên tử.
- Linh hồn và các Thể.
- Từ Trí tuệ đến Trực giác.
- Từ Bethlehem đến Calvary.
KHÁC BIỆT GIỮA QUYỀN NĂNG TÂM LINH BẬC THẤP & CAO:
QUYỀN NĂNG TÂM LINH THẤP | QUYỂN NĂNG TÂM LINH CAO |
Thuộc Phàm Ngã | Thuộc Chân Ngã |
Liên hệ với Thần Kinh Giao Cảm | Liên hệ với Thần Kinh Não Tuỷ |
Trước khi trí tuệ chưa phát triển | Sau khi trí tuệ đã phát triển |
Thể vía & thể trí chưa hoàn hảo | Thể vía & thể trí đã hoàn hảo |
Không cần thanh lọc các thể | Cần thanh lọc các thể |
Không liên hệ đến đạo đức | Cần phát triển đạo đức |
Chỉ có trong 1 đời | Trường tồn |
Lúc có lúc không | Kiểm soát theo ý muốn |
Thuộc các giống dân III, đầu IV | Thuộc các giống dân V, VI… |
Hatha Yoga | Raja Yoga |
Làm u mê con ngựa | Huấn luyện con ngựa & tập cỡi |
B- THEO PHẬT PHÁP
III )- Trí huệ siêu việt của đức Phật. (Trích Lược sử Đức Phật Thích Ca mâu Ni)
Để biết về trí huệ của đức Phật Thích Ca, chúng ta nên lược trích Kinh Hoan hỷ trong Trường A Hàm, quyển 1 trang 607. Tôn Giả Xá Lợi Phất nói ra một số trong muôn sự tuyệt vời vô thượng của đức Phậtnhư sau:
Một thời, đức Phật ngự tại rừng Ba bà lợi am bà, xứ Na lan đà, có đầy đủ 1250 vị Tỳ kheo. Khi ấy, Tôn giả Xá lợi Phất bạch Phật:
– Khi con ở trong tinh thất một mình nghĩ rằng “các Sa môn, Bà la môn trong qúa khứ, hiện tại, vị lai, về phương diện trí huệ, thần thông, công đức, đạo lực, không một ai bằng đức Thế Tôn, chứ đừng nói là hơn”.
Đức Phật bảo Tôn giả Xá lợi Phất:
– Lành thay, lành thay, Ông ở trước Như Lai nói lên lời như vậy, đồng thời thụ trì, chính Ông đã rống tiếng rống sư tử. Thế nên Sa môn, Bà la môn không ai bằng Ông.
Nhưng này Xá lợi Phất, Ông có biết được tâm niệm chư Phật qúa khứ, chư Phật hiện tại trong mười phương có giới, có pháp, có trí huệ, giải thoát, an trú giải thoát như thế nào không?
– Bạch Thế Tôn, con không biết.
– Tâm niệm chư Phật qúa khứ hiện tại vị lai trong mười phương Ông chẳng thể biết; tại sao Ông khởi lên ý nghĩ như vậy? Do nguyên nhân nào khiến Ông sinh ý nghĩ ấy? Liệu các Sa môn, Bà la Môn có tin lời Ông nói không?
– Thưa Thế Tôn, con ở trong qúa khứ hiện tại vị lai, tuy về tâm niệm chư Phật con không biết được, nhưng về pháp (giáo lý) tổng tướng của Như Lai con có thể biết được. Thế Tôn vì con nói pháp hắc bạch (trắng đen), pháp nhân duyên, pháp đối chiếu, pháp cao xa vi diệu. Con nghe xong biết mỗi pháp đều ở trong pháp cứu cánh, đồng thời con tin đức Như lai là bậc chí chân Đẳng Chính Giác khéo phân biệt các pháp là tối thượng.
Đức Thế Tôn nói pháp “chế ngự vô thượng” như Bốn Niệm Xứ, Bốn Chính Cần, Bốn Thần Túc, Bốn Thiền, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tám Thánh Đạo. Vì thế cho nên trí huệ của Thế Tôn thật tuyệt vời, thần thông tuyệt vời, từ hàng Sa Môn Bà la môn không ai bằng đức Như Lai, huống là muốn hơn.
Ba là Đức Thế Tôn nói pháp vô thượng về “thức nhập thai”. Có 4 hạng nhập thai: Một là hạng không biết mình nhập thai, không biết mình ở trong thai, không biết mình ra khỏi thai; hầu hết mọi người ở hạng này. Hai là hạng biết mình nhập thai, nhưng không biết mình ở trong thai và không biết mình ra khỏi thai. Ba là hạng biết mình nhập thai, biết mình ở trong thai, nhưng không biết mình ra khỏi thai. Bốn là hạng biết mình nhập thai, biết mình ở trong thai, và biết mình ra khỏi thai; vì thế, đức Thế Tôn có trí huệ tuyệt vời, có thần thông tuyệt vời, không một ai ngang bằng huống là muốn hơn.
Đức Thế Tôn nói pháp “tha tâm thông” vô thượng, có người chẳng suy nghĩ, chẳng nghe phi nhân mách bảo, chẳng tự nghiệm thân mình, cũng chẳng nghe người khác nói, mà quán sát thẳng người khác, quán sát và nói: “Tâm người này thế này, tâm người kia thế kia”. Quán sát như thế mới là chân thật.Thế nên pháp này là tối thượng, trí huệ tuyệt vời, thần thông diệu dụng, không ai bằng đức Thế Tôn, chứ đừng nói là muốn hơn.
Đức Thế Tôn nói pháp “giải thoát trí” vô thượng, do nhân duyên, đức Thế Tôn nói “người này đắc quả Tu đà hoàn, người kia đắc quả Tư đà hàm, A na hàm, A la hán”; thế nên pháp này là vô thượng, trí huệ tuyệt vời, thần thông diệu dụng, không một ai bằng đức Thế Tôn, huống là muốn hơn.
Đức Thế Tôn nói pháp “túc mệnh thông” vô thượng, khiến người thực hành nhập định ý tam muội, họ nhớ một đời, hai đời, ba đời, mười đời, trăm đời, nghìn đời, vô số đời. Đời nào tên gì, bố mẹ ra sao, sống như thế nào, làm nghề gì, vợ con ra sao, tuổi thọ thế nào v.v… đều nhớ biết tất cả; thế nên, pháp này là vô thượng, không có ai bằng đức Thế Tôn, đừng nói là muốn hơn.
Đức Thế Tôn nói pháp “sinh tử thông” vô thượng, có người tu tập dùng định ý tam muội, do tâm nhập định, vị ấy quán sát các chúng sinh, thấy rõ sự chết sinh của họ đều theo nghiệp đã tạo, nên có kẻ xấu người đẹp, có kẻ sinh vào chỗ khốn nạn, có người sinh vào chỗ sung sướng. Thấy rõ tất cả đều do thân làm, miệng nói, ý nghĩ lành ác mà vào chỗ tốt hay chỗ xấu; thế nên, pháp này là vô thượng, trí huệ tuyệt vời, thần thông diệu dụng, không một ai có thể ngang bằng đức Thế Tôn, huống nói là muốn hơn.
Lại nữa, đức Thế Tôn nói pháp “Như ý túc thông” vô thượng, có đệ tử học, dùng phương tiện nhập định tam muội, do tâm nhập định, nên tạo vô số thần lực. Vị ấy có thể biến một thân thành vô số thân, vô số thân hợp lại một thân. Đi qua tường vách núi sắt đá không trở ngại, đi trên mặt nước như đi trên đất, đi trong đất như lặn xuống nước, đi trên không như chim bay; vị ấy có thể phát ra khói, ra nước như mưa, ra lửa cháy hừng hực, lại có thể biến thân hình cao lớn tới trời Phạm, dơ tay sờ mặt trăng mặt trời; thế nên, tất cả trời người trong quá khứ, hiện tại, vị lai, không ai bằng đức Thế Tôn, huống là muốn hơn. Chỉ có chư Phật qúa khứ, chư Phật hiện tại, chư Phật tương lai trong mười phương là bằng đức Như Lai mà thôi.. . .