ĐỊNH LUẬT TIẾN HÓA THÁI DƯƠNG

Các Định Luật - Định Đề Vũ Trụ

3. ĐỊNH LUẬT TIẾN HÓA THÁI DƯƠNG (Law of Solar Evolution).
(Trích LVLCK, 1054 – 1060)

Thật là một lẽ đương nhiên khi trình bày rằng Định Luật Tiến Hóa Thái Dương là toàn thể tất cả các hoạt động thứ yếu. Chúng ta có thể xét điểm này liên quan đến nguyên tử hành tinh và nguyên tử thái dương.
Giống như mọi nguyên tử khác trong thiên nhiên, nguyên tử hành tinh (planetary atom) có ba hoạt động chính:

Thứ nhất. Nó xoay trên chính trục của nó, quay vòng theo chu kỳ bên trong vòng-giới-hạn của chính nó, và như thế lộ ra năng lượng có sẵn của riêng nó. Câu này có ý nghĩa như thế nào? Chắc chắn rằng hàng tỉ nguyên tử vốn tạo thành thể hành tinh (dù là trọng trược hoặc tinh anh) vẫn theo đuổi một quỹ đạo chung quanh đơn vị năng lượng dương trung ương. Trung tâm mãnh lực năng động này phải được xem như đương nhiên tồn tại ở hai vị trí (nếu một thuật ngữ không thích hợp như thế có thể được chấp nhận) tùy theo giai đoạn, cách dùng và kiểu mẫu đặc biệt của thực thể hành tinh tồn tại bên trong.
a/ Trong những gì tương ứng với bí huyệt đầu nơi con người, nếu Hành Tinh Thượng Đế có trình độ phát triển rất cao.
b/ Trong sự tương ứng hành tinh với bí huyệt tim.
Dĩ nhiên bí huyệt cổ họng luôn luôn rung động theo tất cả các vị Thượng Đế, vì tất cả đều là các Đấng Sáng Tạo hoàn toàn sáng suốt, đã hoàn thiện năng lực này trong một thái dương hệ trước đây.
Ở đây, các nhà nghiên cứu nên nhớ rằng các trung tâm lực này được tìm thấy có phác họa trong các Tam Giác nằm giữa trong biểu đồ ở trang 373, mặc dù không hề có chỉ dẫn nào được tìm thấy nhờ nghiên cứu các tam giác như thế đối với việc thành đạt tương đối của Hành Tinh Thượng Đế. Bên trong các dãy, cũng sẽ tìm thấy các trung tâm năng lượng tương ứng, và cũng bên trong thể vật chất trọng trược của Thượng Đế của bất luận hành tinh hệ nào, tức hành tinh vật chất.
Một trung tâm như thế được tìm thấy ở Bắc Cực, và hai trung tâm nữa nằm bên trong bầu hành tinh, và thường thường sự chảy vào của thần lực hoặc năng lượng đến các trung tâm bên trong này (xuyên qua trung tâm ở cực) tạo ra hậu quả trong các tai họa mà chúng ta gọi là các địa chấn và các phún xuất hỏa sơn.

Như chúng ta biết, có một sự di chuyển theo chu kỳ của sự nghiêng của cực do sự đáp ứng ngày càng tăng thêm của Hành Tinh Thượng Đế đối với Nguyên Hình cõi trời của Ngài, dựa theo đó các ảnh hưởng từ Đại Hùng Tinh lôi cuốn, hay theo huyền linh học là “thu hút” sự chú tâm của Thượng Đế và làm cho Ngài hòa hợp hơn nữa với một 738c691c1f4031117e2d006c878b3b93 thôi thúc vĩ đại hơn. Sự chuyển di này tạo nên sự gián đoạn trong biểu lộ thấp của Ngài, vốn là một điều kiện trên Con Đường Điểm Đạo Vũ Trụ, tương tự với con đường mà một đệ tử trải qua.
Nguyên tử hành tinh quay trên trục của nó và theo chu kỳ mà tiến vào dưới các ảnh hưởng vốn tạo ra các hiệu quả nhất định. Trong bao điều khác, các ảnh hưởng này là ảnh hưởng của mặt trăng và của hai hành tinh nằm gần nhất với nó trên khía cạnh khác – gần hơn và xa hơn so với Mặt Trời. Ảnh hưởng của mặt trăng thì cực kỳ mạnh và có một tương đồng kỳ lạ (xét về mặt hành tinh vật chất) với “Kẻ Chận Ngõ” vốn có một hiệu quả quen thuộc và mạnh mẽ trên nguyên tử nhân loại. Sự tương đồng đừng nên để vượt ngoài giới hạn, vì cần nên nhớ rằng mặt trăng không có ảnh hưởng lên chính Hành Tinh Thượng Đế, vì giai đoạn tiến hóa của Ngài làm tiêu tán một việc như thế, nhưng vì ảnh hưởng đó được cảm nhận bởi Thực Thể hành tinh – toàn bộ các bản thể tinh hoa chất của hành tinh. Các nhà nghiên cứu khoa học huyền linh sẽ học được nhiều điều liên quan đến hành tinh hệ khi họ nghiên cứu ảnh hưởng của lực hút do nghiệp quả của mặt trăng trên địa cầu, kết hợp với ảnh hưởng của hai hành tinh lân cận, hiểu theo huyền linh học.

Nguyên tử hành tinh cũng quay theo quỹ đạo chung quanh trung tâm thái dương của nó. Đây là diễn đạt của nó về tác động quay xoắn ốc theo chu kỳ và sự thừa nhận của nó về sức thu hút thiêng liêng ở trung tâm. Điều này đưa nó đến dưới ấn tượng thường xuyên của các hành tinh hệ khác, mỗi một trong các hành tinh hệ đó đều tạo ra các hiệu ứng trên hành tinh. Nó cũng đưa nguyên tử hành tinh đến dưới các dòng năng lượng đang chảy vào từ những gì được gọi là các chòm sao hoàng đạo, các tinh tòa này đạt đến hành tinh hệ xuyên qua trung tâm lớn, tức Thái Dương. Hiển nhiên là đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào cho dù phát triển sơ sài năng lực hình dung, và có đôi chút nhận thức về các dòng thần lực của thái dương hệ, thì tất cả có thể được xem như thủy triều xoáy vòng của các luồng pha trộn nhau, với nhiều điểm tập trung năng lượng hiện ra đây đó, tuy nhiên không có mặt nào tĩnh tại về vị trí.

Hoạt động thứ ba của nguyên tử hành tinh là hoạt động vốn đưa nó vượt qua không gian cùng với toàn bộ thái dương hệ, và vốn biểu hiện cho “sự trôi giạt” của nó hay là khuynh hướng tiến về phía quỹ đạo thái dương hệ trong các bầu trời.
Nguyên tử thái dương (solar atom) phải được xem như đang theo đuổi các đường lối hoạt động tương tự và giống như là đi song song trên một giai tầng rộng lớn so với tiến hóa của nguyên tử hành tinh. Toàn bộ hình cầu thái dương, tức vòng-hạn-định của Thượng Đế, quay trên trục của nó và như thế tất cả những gì được bao hàm bên trong hình cầu đó được tiến hành theo lối vòng tròn qua các Bầu Trời (Heavens). Các con số chính xác về chu kỳ vốn bao hàm sự xoay vòng (rotation) rộng lớn mà cho đến nay vẫn còn là bí ẩn, nhưng có thể nói được rằng nó xấp xỉ 100 000 năm, như có thể bị ngộ nhận, nó được kiềm chế bằng năng lượng của Ngôi Một, và do đó thuộc Cung Một. Chính điều này đủ để giải thích cho các ảnh hưởng hay thay đổi và đa dạng, vốn có thể được dò tìm qua các thời kỳ rộng lớn bởi những người có “con mắt dẫn đường” (the “seeing eye”) vì nó gây nên một chỗ ngoặt của các phần hay thay đổi của hình cầu đối với các chòm sao hoàng đạo khác nhau. Ảnh hưởng này (có liên quan với các hành tinh) ngày càng tăng hoặc là giảm bớt tùy theo vị trí của các hành tinh trên các quỹ đạo khác nhau của chúng. Đó là cái phức tạp bao la của vấn đề và sự bất lực đối với nhà nghiên cứu chiêm tinh học và thiên văn học thông thường khi muốn tạo ra các phép tính chính xác hoặc muốn lấy lá số tử vi đúng. Trong Phòng Minh Triết, có một bộ môn (department) mà các cơ cấu chiêm tinh học khác nhau hiện nay chỉ là các hình ảnh mơ hồ và không đích xác của bộ môn đó. Các Chân Sư liên kết với phòng đó không phải hoạt động với nhân loại mà chính Các Ngài quan tâm đặc biệt tới “việc lấy số tử vi” (như vậy xác định bản chất của công việc phải làm trước mắt) của các Đấng cao cả khác nhau, các Đấng này làm linh hoạt các bầu hành tinh và các giới của thiên nhiên, với việc xác định bản chất của các ảnh hưởng nghiệp quả đang hiện ra, trong biểu lộ của ba vị Hành Tinh Thượng Đế :

1. Hành Tinh Thượng Đế của chính chúng ta.
2. Hành Tinh Thượng Đế của đối cực chúng ta (our polar opposite).
3. Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống vốn tạo với hai hệ thống đã nói trên một tam giác hành tinh.

Các Ngài không thể vượt ra ngoài việc đó. Các Ngài chấm các lá số tử vi khác nhau cho chu kỳ sắp tới đã nói, các ghi nhận của các Ngài đều có tầm quan trọng sâu xa và rất có ý nghĩa. Ở đây tôi khẩn thiết yêu cầu các nhà nghiên cứu không nên thử (trong những năm sắp tới) tạo ra các phép tính theo chu kỳ thuộc bất cứ loại nào, vì cho đến nay nhiều tinh tòa chỉ tồn tại trong vật chất hồng trần với một bản chất dĩ thái không ai biết và không hề thấy. Tuy nhiên chúng có ảnh hưởng rất mạnh và cho tới khi nhãn thông dĩ thái được phát triển, thì tất cả các phép tính sẽ đầy dẫy sai lầm. Cho đến nay, con người chỉ đủ chế ngự chính dharma (thiên trách) của mình thôi, để hoàn thành karma tập thể, và để chế ngự những gì được gọi là “vận mệnh của mình” (“his stars”).

Giống như nguyên tử hành tinh, nguyên tử thái dương chẳng những quay trên trục của nó, mà cũng xoay theo hình xoắn ốc với dạng thức chu kỳ qua các Bầu Trời. Đây là một hoạt động khác nữa đối với việc cuốn đi hay là chuyển động lũy tiến năng động qua các Bầu Trời. Nó liên quan đến sự xoay của Mặt Trời chúng ta chung quanh một điểm trung ương và với sự liên hệ của nó với ba tinh tòa rất thường được nhắc tới trong Bộ Luận này:

– Chòm sao Đại Hùng (Great Bear).
– Chòm sao Rua (Pleiades).
– Mặt Trời Sirius (Thiên Lang).

Ba nhóm thể thái dương (solar bodies) này đều có ảnh hưởng tối cao xét về hoạt động xoắn ốc có chu kỳ của thái 1059 dương hệ chúng ta. Giống như trong nguyên tử con người, hoạt động xoắn ốc có chu kỳ thuộc về Chân Ngã và được kiểm soát từ thể Chân Ngã, thế nên liên quan với thái dương hệ, ba nhóm này có liên kết với Tam Thượng Thể Tinh Thần của Thượng Đếatmabuddhimanas, và ảnh hưởng của chúng có ưu thế liên quan với sự hóa nhập thái dương, với sự tiến hóa thái dương và với tiến bộ thái dương.

Hơn nữa, nên thêm rằng loại chuyển động thứ ba mà thái dương hệ chúng ta lệ thuộc vào, tức chuyển động lũy tiến, là kết quả của hoạt động hợp nhất của bảy chòm sao (thái dương hệ chúng ta hợp thành một trong bảy chòm đó) vốn hợp thành bảy trung tâm lực của Vũ Trụ Thượng Đế. Hoạt động hợp nhất này tạo ra một đồng nhất và từ từ thúc đẩy (nếu có thể diễn tả như thế) hướng về một điểm trong các bầu trời, cho đến nay còn xa lạ ngay cả đối với các Hành Tinh Thượng Đế.

Các hạn chế của chính các Bầu Trời là vô biên và hoàn toàn không biết được. Không có gì cả ngoại trừ sự suy đoán hoang tưởng nhất là có thể có đối với các thể trí nhỏ bé hữu hạn của con người, và sẽ không lợi ích gì cho chúng ta khi nghiên cứu vấn đề. Hãy đi ra ngoài trời vào một đêm trong sáng đầy sao và tìm cách nhận thức rằng trong nhiều ngàn mặt trời và chùm sao thấy được đối với mắt trần của con người, và trong số mười triệu mà kính viễn vọng hiện nay khám phá ra được, người ta thấy biểu lộ hồng trần của biết bao triệu sự sống thông tuệ, điều này đưa đến kết luận rằng những gì hữu hình chỉ là các sự sống đang lâm phàm. Nhưng chỉ một phần bảy của các hiện tượng (appearances) có thể xảy ra đang lâm phàm (incarnating). Sáu phần bảy đang ở ngoài sự lâm phàm, chờ đến phiên họ biểu lộ, và do dự lâm phàm cho đến khi, đến chỗ ngoặt của cuộc đại tuần hoàn (great wheel), các tình trạng thích hợp và hoàn hảo hơn có thể xảy ra.

Nhận thức xa hơn cho thấy rằng các thể của tất cả các Hành Tinh Thượng Đế, các Thái Dương Thượng Đế, các Vũ Trụ Thượng Đế thông tuệ hữu cảm thức này đều được cấu tạo bằng các bản thể hữu cảm thức linh hoạt (living sentient beings) và bộ óc bị choáng váng (reels), còn thể trí lùi lại trong sự mất tinh thần trước một ý tưởng gây sửng sốt như thế. Tuy nhiên hẳn phải như vậy thôi, và thế là tất cả đều tiến tới đến một mục đích cuối cùng không thể dò được và tuyệt diệu vốn sẽ chỉ phần nào bắt đầu được hình dung bởi chúng ta khi tâm thức chúng ta mở rộng vượt ngoài cõi hồng trần vũ trụ và vượt ngoài cõi cảm dục vũ trụ cho đến khi nó có thể “nhận thức và suy tư” trên cõi trí vũ trụ. Điều đó đòi hỏi một nhận thức vượt quá nhận thức của Đức Phật, Đấng có được tâm thức của cõi hồng trần vũ trụ, và vượt quá tâm thức của các Hành Tinh Thượng Đế. Đó là tâm thức và hiểu biết của một Thái Dương Thượng Đế.

Đối với đạo sinh huyền linh học, tức là kẻ đã phát triển được khả năng nội nhãn thông (inner vision), nhờ đó vòm trời có thể được nhìn thấy như là một ngọn lửa chói sáng với ánh sáng, còn các tinh tú như là các điểm tập trung lửatừ đó tỏa ra các luồng năng lượng mạnh mẽ. Bóng tối là ánh sáng đối với Nhà Linh Thị giác ngộ (illumined Seer) và cái bí ẩn của các Bầu Trời có thể được đọc và được diễn tả bằng các thuật ngữ chỉ các luồng thần lực, các trung tâm năng lượng và các vùng ngoại vi thái dương hệ năng động nóng bỏng.


Chia sẻ:

Trả lời