Trích Các Lời Phật và Thánh Hiền Dậy

Trích Đoạn Lời Phật Dậy

– Ðức Phật dạy trong kinh Pháp Cú: “Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.

– Trong Kinh, Phật dạy rằng: “Muốn chiến thắng chính mình thì phải luôn biết tiếc chế tham dục”. “Dục” tức là để chỉ cho tất cả những nhu cầu ham muốn của một cá nhân nào đó đối với bất kỳ người nào, bất lỳ vật nào

– Ðức Phật dạy: “Kẻ thoát được ác đạo được sinh làm người là khó. Ðược làm người mà thoát được thân nữ làm thân nam là khó. Làm được thân nam mà sáu giác quan đầy đủ là khó. Sáu giác quan đầy đủ mà sinh vào xứ trung tâm là khó. Sinh vào xứ trung tâm mà được gặp thời Phật là khó. Ðã gặp thời Phậtgặp được Ðạo là khó. Khởi được niềm tin mà phát tâm Bồ đề là khó. Phát tâm Bồ đề mà đạt đến chỗ vô tu vô chứng là khó“_Kinh Tứ Thập Nhị Chương.

– Ðức Phật dạy:  “ Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề, đó là cách báo ân rốt ráo” _ (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)

– Kinh Tăng Chi nói có                                         8 loại sức mạnh:

1- Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.
2- Sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ.
3- Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí.
4- Sức mạnh của vua chúa là quyền uy.
5- Sức mạnh của kẻ ngu si là áp đảo.
6- Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa.
7- Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát.
8- Sức mạnh của Sa mônnhẫn nhục.
Nhẫn nhục là không ác, nên được mọi người tôn kính”, điều này trong kinh Tăng Chi nói thêm người không nhẫn nhục có năm điều nguy hại:

1- Quần chúng không ái mộ, không ưa thích.
2- Có nhiều người hận thù.
3- Nhiều người tránh né không muốn gặp.
4- Lúc sắp chết tâm bị mê loạn
5- Sau khi chết rơi vào chốn mê khổ.

Nguồn: https://www.facebook.com/dung.nguyenhuu.376695/posts/144855272596982

KINH ĐIỀM LÀNH

Ðức Phật dạy:
Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động không sầu,
Không uế nhiễm an ổn
Là điềm lành tối thượng.KINH ĐIỀM LÀNH.

Làm sự việc như vậy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng”.KINH ĐIỀM LÀNH.

– Ðức Phật dạy: Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời , ách nước , địa chấn…. sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọSau khi chết đuợc sanh Thiên”._ (Kinh Hạnh Phúc)

– Ðức Phật dạy: “ Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao ? Vì rằng, này các Tỳ Kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời” _ (Kinh Tăng Chi I)

– Ðức Phật dạy: “ Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà” _ (Kinh Tạp Bảo Tạng)

ĐỨC TIN

Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:
1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là lý luận siêu hình.
6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt
9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

– Ðức Phật dạy: “Người bị vợ con, nhà cửa ràng buộc còn hơn là lao ngục”
(Lao ngục có kỳ hạn được phóng thích còn đối với vợ con không có ý tưởng xa rời. Khi đã đam mê sắc đẹp, đâu có ngại gì đến gian nguy ! Dù tai họa nơi miệng cọp vẫn cam tâm ! Tự đắm mình vào chốn bùn lầy nên gọi là phàm phu. Vượt thoát cảnh ấy sẽ là bậc Alahán)_ Kinh Tứ Thập Nhị Chương.

– Ðức Phật dạy: Từ giã Cha Mẹ đi xuất gia học Ðạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn. Thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán.
(Vị chứng quả A La Hánthể phi hành, biến hóa, kéo dài mạng sống, ở đời động cả đất trời. Thứ đến là quả Anahàm. Vị chứng Anahàm, khi tuổi thọ hết, thần thức sẽ sinh lên cõi trời thứ 19 thì chứng quả A La Hán. Thứ đến là quả Tư Ðà Hàm, người chứng quả Tư Ðà Hàm, một lần sinh lên cõi Trời, một lần sinh xuống cõi Người thì chứng quả A La Hán. Kế đến là quả Tu Ðà Hoàn, người chứng quả Tu Ðà Hoàn phải 7 lần sinh, 7 lần tử mới chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán là người đã đoạn tận ái dục, như chân tay bị chặt không thể sử dụng trở lại được); Nguồn: Xem tại đây


Chia sẻ:

Trả lời