Tổng hợp Về Chết Và Luân hồi các Cõi Giới (Tái Sinh/ Tái Sanh/ Đầu Thai/ Lâm Phàm)

I- Theo Minh Triết mới

+ Luân hồi (Incarnation, đầu thai, lâm phàm): X. Định luật luân hồi:  Người ta cho rằng bí nhiệm ẩn tàng trong 777 lần luân hồi. Con số này đem lại cơ hội cho nhiều suy gẫm. Cần nói rõ rằng đó không phải là con số chu kỳ luân hồicon người phải vượt qua nhưng nó nắm giữ chìa khóa cho ba chu kỳ chính đã nói trước (chu kỳ của Chân Thần, chu kỳ của Chân Ngã, và chu kỳ của Phàm ngã –ND). Trước tiên, con số này áp dụng cho Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống hành tinh chúng ta chứ không phải cho các hành tinh hệ khác. Mỗi Đức Hành Tinh Thượng Đế có con số của Ngài, còn con số của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta ẩn giấu trong ba con số nói trên, cũng như 666 và 888 nắm giữ cái huyền bí được che giấu của hai Đức Hành Tinh Thượng Đế khác. Số 777 này cũng là số chuyển hóa (number of transmutation), vốn là công việc căn bản của tất cả các Hành

Vòng luân hồi (wheel of samsara, wheel of life): Từ ngữ samsara do ngữ căn sru, nghĩa là chuyển động (move), chỉ bánh xe chuyển động hay bánh xe vĩ đại của kiếp sống vô thường (changing life) mà con người bị cuốn vào trongđó; (LVLCK, 1083)

– Việc xoay chuyển (revolution) của vòng luân hồi tức là việc một thực thể đi xuống luân hồi xuyên qua ba cõi thấp rồi quay trở lên.(LVLCK, 277)

+ Định Luật Luân Hồi:  (Law of Reincarnation):    Toàn thể mục đích của Luật Luân Hồi là đi đến chỗ sau rốt Chân Ngã sẽ học được cách tạo ra một hiện thể của tâm thức (vehicle of consciousness), để, nhờ hiện thể đó, chân ngãthể phản chiếu ra (mirror forth) mọi trạng thái thuộc Đấng Thánh Linh (divinity, Phật Tánh, Chơn Như) của nó dưới trạng thái quân bình hoàn hảo (in perfect equilibrum).  (VLH,   140)

+ Định luật Luân Hồi (Law of Rebirth, Luật Tái Sinh):

Định luật này là hệ luận chính của Định luật Tiến Hóa. Ở Tây phương, định luật chưa bao giờ được hiểu đúng, còn ở Đông phương, nơi mà định luật này được thừa nhận là nguyên lý cai quản sự sống, nó lại tỏ ra không hữu ích vì có hậu quả ru ngủ (soporific) và gây hại cho sự tiến bộ. Đạo sinh phương Đông xem luật này như là dịp đem lại cho họ nhiều thì giờ; điều này đã làm cho nỗ lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu thành vô hiệu. Người Thiên Chúa giáo bậc trung lầm lẫn định luật Luân Hồi với cái mà họ gọi là “thoái bộ luân hồi của linh hồn” (“the transmigration of souls”) và thường tin rằng luân hồi có nghĩa là chuyển con người vào thân thể của con thú hay của các hình thức sự sống thấp kém hơn. Chẳng đúng chút nào cả. Khi sự sống của Thượng Đế tiến tới qua hết hình hài này đến hình hài khác thì sự sống đó trong các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên cứ tuần tự tiến tới từ các hình hài khoáng chất thành hình hài thảo mộc và từ thảo mộc thành hình hài động vật; từ giai đoạn hình hài động vật, sự sống của Thượng Đế chuyển vào giới nhân loại và chịu sự chi phối của Luân Hồi, chứ không phải Luật Thoái Bộ Luân Hồi. Đối với những ai biết được ít nhiều về Luật Tái Sinh hay Luân Hồi (Reincarnation) thì lầm lẫn này có vẻ buồn cười. Giáo lý hay thuyết luân hồi giáng nỗi sợ hãi xuống người Thiên Chúa Giáo chính thống; tuy nhiên, nếu có ai đặt với họ câu hỏi mà các môn đồ đã hỏi Đức Christ về người mù: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người hay cha mẹ người, mà người sinh ra thì mù như vậy?” (John IX:2) thì họ không chịu nhận các ngụ ý đó, hoặc là họ tỏ vẻ cười nhạo hay nao núng (dismay) khi xảy ra trường hợp đó.

Nói chung, cách trình bày cho thế gian ý tưởng về luân hồi của các nhà khảo cứu huyền học hay các nhà Theosophy bậc trung đều đáng phàn nàn. Đáng phàn nàn vì ý tưởng đó đã được trình bày một cách thiếu sáng suốt. Cái hay nhất của họ có thể được nói đến là họ đã làm cho quảng đại quần chúng được làm quen với lý thuyết này. Tuy nhiên, nếu được trình bày một cách sáng suốt hơn thì có lẽ thuyết này đã được chấp nhận rộng rãi hơn ở Tây phương.

Nếu mục tiêu của Đức Christ là giảng dạy về các mối liên hệ đúng đắn giữa con người ở khắp nơi thì giáo huấn của Ngài phải nhấn mạnh vào Luật Luân Hồi. Điều này tất nhiên phải như thế, vì khi thừa nhận định luật này, người ta sẽ tìm được giải pháp cho mọi vấn đề của nhân loại và giải đáp được nhiều nghi vấn của con người.

Triết thuyết này sẽ là một trong các chủ đề then chốt (keynotes) của tôn giáo mới trên thế gian, cũng như là tác nhân soi sáng để hiểu rõ hơn các sự việc trên thế giới. Trước đây, lúc Đức Christ còn hiện hữu trên cõi trần, Ngài đã nhấn mạnh sự thật về linh hồn và giá trị của cá nhân. Ngài nói cho con người biết rằng họ có thể được cứu vớt bằng sự sống của linh hồn và của Christ nội tâm. Ngài cũng nói rằng “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (“except a man be born again, he cannot see the kingdom of God”– John III:3). Chỉ có linh hồn mới có thể làm công dân của cõi đó. (Trích T. Kinh,  91).

Nên nhớ rằng, trong thực tế, mọi nhóm huyền linh và các tác phẩm về huyền học đều thiếu sáng suốt khi đặt tìm quan trọng vào tiền kiếp (past incarnation) và vào việc nhớ lại tiền kiếp. Việc nhớ lại này không thể kiểm chứng hợp lý được – Bất cứ ai cũng có thể nói hay đưa ra chuyện gì túy thích. Cách giảng dạy đó đã đưa ra nhiều quy luật tưởng tượng được cho là chi phối phương trình thời gian (time equation) và khoảng cách giữa các kiếp sống mà quên rằng thời gian là một năng lực của ý thức não bộ (brain–consciousness) và khi tách rời khỏi bộ óc thì thời gian không có nữa (non–existent); người ta đã luôn luôn nhấn mạnh vào việc trình bày các mối liên hệ theo sự tưởng tượng. Từ trước đến giờ, giáo huấn được đưa ra về luân hồi đã làm hại nhiều hơn là lợi. Chỉ có một yếu tố vẫn còn giá trị: hiện giờ sự hiện hữu của Luật Luân Hồi đã được hàng ngàn người bàn bạc và chấp nhận.

Ngoài việc biết được định luật này có thật, chúng ta không biết nhiều về nó. Những ai do kinh nghiệm mà biết được bản chất thật của việc luân hồi đều nghiêm chỉnh bài bác các chi tiết không thể có và thiếu sáng suốt được các đoàn thể huyền linh học và Theosophy đưa ra như là có thực. Luật Luân Hồi vẫn có, nhưng cho đến nay, chúng ta chưa biết gì về các chi tiết tác động của nó. Chỉ có thể nói vài điều về luật này một cách chính xác và các điều này cho thấy không có sự mâu thuẩn nào:

  1. Định luật Luân hồi là một định luật thiên nhiên vĩ đại trên hành tinh chúng ta.
  2. Đó là một tiến trình được thiết lập và tiến hành theo định luật Tiến hóa.
  3. Nó liên quan mật thiết và bị chi phối bởi Luật Nhân Quả.
  4. Đó là tiến trình phát triển liên tiếp, giúp con người tiến hóa, từ các hình hài thô sơ nhất của chủ nghĩa vật chất thiếu suy xét đến sự hoàn thiện tâm linh và nhận thức sáng suốt, giúp cho con người trở thành thành viên của Thiên Quốc.
  5. Nó giải thích các dị biệt giữa con người và – cùng với Luật Nhân Quả (ở phương Đông được gọi là Luật Nghiệp Quả) – nó giải thích các dị biệt về hoàn cảnh và thái độ đối với đời sống.
  6. Đó là biểu hiện cho trạng thái ý chí của linh hồn, chứ không phải là kết quả của bất cứ việc ấn định nào của hình hài; chính linh hồn trong mọi hình hài mới luân hồi, chọn lựa và kiến tạo các thể xác, thể cảm dụchạ trí thích hợp để nhờ đó mà học được các bài học cần thiết kế tiếp.
  7. Đối với nhân loại, định luật Luân hồi tác dụng trên cõi linh hồn. Việc chuyển kiếp (incarnation) được thúc đẩy và điều khiển từ phân cảnh linh hồn, trên cõi trí.
  8. Linh hồn chuyển kiếp theo nhóm, theo chu kỳ và theo định luật, mục đích để đạt được các liên giao hoàn toàn với Thượng Đế và với đồng loại.
  9. Theo luật Luân Hồi. Việc phát triển tăng tiến bị chi phối, phần lớn bởi nguyên khí trí tuệ, vì “khi con người suy tưởng như thế nào trong tâm thì y trở nên như thế ấy” (“as a man thinketh in his heart, so is he”). Các lời vắn tắt này cần được xem xét thật kỹ càng.
  10. Theo Luật Luân Hồi, con người từ từ phát triển thể trí, kế đó, thể trí bắt đầu kiểm soát bản chất xúc cảm, tình cảm và sau rốt phát hiện ra linh hồn cùng là bản chất và môi trường của linh hồn đối với con người.
  11. Ở mức độ phát triển này, con người bắt đầu bước lên Con Đường Trở Về Cội Nguồn, và sau nhiều kiếp sống, dần dần tự định hướng tiến tới Thiên giới.
  12. Khi nào nhờ mở được trí, có được minh triết, thực hành việc phụng sự và do hiểu biết, con người đã học được việc không đòi hỏi gì cho bản ngã hay chia rẽ, thì bấy giờ, y mới từ bỏ được lòng ham sống trong ba cõi thấp và mới thoát được Định luật Luân Hồi.
  13. Giờ đây, con người có được ý thức tập thể, biết được nhóm linh hồn của mình, biết được linh hồn trong mọi hình hài và đã đạt được – như Đức Christ đề ra – giai đoạn hoàn thiện giống như Đấng Christ, tiến đến “được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Bản dịch T.Kinh, nhà XB T. Ch. Giáo, trang 201). (“Measure of the stature of the fulness of the Christ” – Eph. IV:13) (STLCĐC, 115–119)

+ Chân Ngã luân hồi tức là hồn thiêng (divine soul).
Sutratma theo nghĩa đen là Thread Soul (Hồn Dây), đồng nghĩa với Chân Ngã luân hồi (tức là Manas liên kết với Buddhi). (CKMTTL,120,125)

II- Theo Phật Giáo

Xem thêm: Luân hồi tái sinh và các Cõi trong lục đạo

Xem thêm: Phật Giáo và Vận mệnh con người

Xem thêm: Các Thuyết về số mệnhSửa Mệnh theo Phật giáo

Xem thêm: Tu Thập thiện – Sửa Mệnh với Nhân Quả của sự ChếtTái sanh

Trích đoạn: Nói về việc Tu thập thiện nghiệp với nhân quả của việc chếttái sanh. Việc tái sanh phụ thuộc rất lớn vào Nghiệp chướng và Tâm thức con người tại thời điểm lúc chết rất quan trọng

Có một vị Bà-la-môn đến hỏi vị đệ tử của Phật:
– Thưa Tôn giả, Sa-môn Cù-đàm dạy người tu mười điều thiện lành, sau khi chết được lên thiên đàng phải không?
Vị đệ tử Phật trả lời:
– Vâng! Đúng vậy, Thế Tôn chúng tôi đã dạy như thế. Mười điều thiện lành đó là:
1. Không giết hại, không trực tiếp giết, không xúi bảo người giết, không hoan hỷ khi thấy người giết, lại hay khởi lòng thương tưởng đến con người và muôn loài. Không những không giết hại mà còn khởi tâm phóng sinh, giúp các loài vật thoát được cái chết trong gang tấc.
2. Không gian tham trộm cướp mà còn bố thí cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ.
3. Không tà dâm gian díu với người khác khi đã có vợ, có chồng mà còn khuyên nhủ mọi người hãy sống có tiết hạnh chung thủy để bảo hạnh phúc lứa đôi.
4. Không nói dối để lường gạt người mà hay nói lời sự thật, đúng chân lý
 5. Không nói lời đòn xóc hai đầu làm mất đoàn kết hiểu lầm nhau, sinh ra ân oán thù hằn, mà hãy nói lời an ủi, sẻ chia trên tinh thần đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
6. Không nói lời mê hoặc để dụ dỗ người, lại hay nói lời hòa nhã vui vẻ, tạo sự gắn bó gần gũi, yêu thương nhau.
7. Không nói lời ác độc, mắng chửi làm người khổ đau.
8. Bớt tham lam, ích kỷ, ty tiện, lại hay che chở bao dung, độ lượng, tha thứ.
9. Bớt nóng giận, phẫn nộ để tạo sự thân thiện cho nhau, lại hay khởi tâm từ bi rộng lượng, thấy ai cũng là người thân thương nên dễ gần gũi và giúp đỡ lẫn nhau.
10. Bớt si mê, bởi đây là nguyên nhân chính dẫn đến cội nguồn tội lỗi. Do si mê, chấp trước, bám víu vào xác thân này nên thấy ta là trùm thiên hạ, ỷ tài, cậy sức làm tổn hại cho nhau, từ đó, thế giới này luôn xảy ra chiến tranh, giết chóc, tàn phá lẫn nhau.
Trả lời xong nhưng vị đệ tử Phật vẫn áy náy, không yên tâm, vì không biết lời giải đáp của mình có đúng không, nên vội vàng về gặp đức Phật thưa hỏi:
– Bạch đức Thế Tôn, con trả lời khẳng định như thế có đúng không?
Đức Phật bảo:
– Cũng đúng, cũng sai.
Ở đây chúng ta cần tìm hiểu xem đúng và sai chỗ nào?
Phật pháp không nhất thiết phải cố định, mà tùy thời, tùy duyên, tùy theo hoàn cảnh mà linh động, uyển chuyển. Người tu hạnh thập thiện sau khi mạng chung được sinh về các cõi trời, đó là nhân nào quả nấy không sai. Ta gieo trồng được nhân tốt, tất nhiên ta được quả tốt. Điều đó không ai có thể chối cãi, phủ nhận được. Nhưng nhân quả nghiệp báo rất đa dạng và phức tạp, không thể theo một chiều mà xác định được rõ ràng, chính xác.
Người chấp nhận sống theo quan điểm có số phận đã an bài thì không có gì phải bàn cãi, nhưng đối với vấn đề nghiệp báo thì không phải là một tiến trình cố định. Bởi vì nghiệp được hình thành từ thói quen được lặp đi, lặp lại nhiều lần từ thân, miệng, ý của mình, chính vì vậy chúng ta có thể thay đổi nghiệp được.
Khi xưa chưa biết tu, ý luôn khởi tham lam, mong muốn đủ thứ hết thân lại luôn làm những điều xằng bậy, làm tổn hại cho người và vật chỉ biết lợi mình mà thôi, ai ra sao mặc kệ. Nay ta biết tu rồi, ý luôn nghĩ những gì tốt đẹp và thánh thiện, không còn tham lam quá độ, khiến thân luôn làm những điều phước thiện, giúp người cứu vật. Trước kia, miệng luôn nói lời ác độc gây ra ân oán hận thù làm tổn thương đến người khác, nay biết tu rồi, miệng luôn nói lời chân thật, thiện cảm, vui vẻ, hòa nhã, thương yêu.
Người sống theo quan điểm có ông trời tạo ra đành phó thác và chấp nhận số phận của mình thì không thể thay đổi được hoàn cảnh, còn người tin sâu nhân quả thì tùy theo khả năng tu tập của mình mà nhân quả được thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Vị đệ tử Phật sau khi nghe Thế Tôn nói như thế, liền bàng hoàng sửng sốt, giật mình hoảng sợ liền hỏi Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã từng dạy tu hạnh thập thiện, chết được sinh lên cõi trời để hưởng phước, còn người tạo ác sau khi chết bị đọa vào ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Tại sao bây giờ Thế Tôn lại nói vậy?
Đức Phật từ tốn phân tích cho vị đệ tử:
– Tu thập thiện là nhân sinh lên cõi trời là không sai, nhưng gần tới giờ phút lâm chung, người đó gặp chuyện không được như ý, tâm nổi sân hận, tức tối, giận dữ, thế là tạo nghiệp bất thiện từ ý thức lúc gần chết thì người ấy không đủ phước sinh lên cõi trời. Ông khẳng định như thế, vô tình cho ta nói dối hay sao? Nếu người đó trong quá khứ tạo quá nhiều nghiệp xấu ác, nhưng hiện tại mới tu thiện một thời gian ngắn, nghiệp ác quá khứ quá nhiều, nên khi chết không được sinh lên cõi trời. Như vậy, ông vô tình hướng dẫn sai lời ta dạy. Vậy không phải phỉ báng ta là gì?
Ngược lại, người gây tạo mười điều ác là nhân dẫn đến đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nhưng lúc gần chết, người ấy gặp được chính pháp, biết thức tỉnh hồi đầu, nghiệp thiện từ tâm của họ quá mạnh, nên nghiệp ác không đủ sức dẫn họ vào chỗ xấu, thế là họ tái sinh vào cõi lành.
Trường hợp khác, người mới tạo nghiệp ác năm ba năm, nhưng trong quá khứ họ đã tạo nghiệp lành quá lớn, nên nghiệp ác không đủ sức dẫn họ vào chỗ xấu, họ cũng được sinh vào cõi lành. Ông khẳng định người tạo mười điều ác bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh cũng đâu có đúng. Khẳng định như vậy chẳng phải phỉ báng lời dạy của ta là gì? Bởi người tạo mười điều ác thì có tội, nhưng tội đó nặng hay nhẹ còn tùy theo tâm người ấy ác ý hay không ác ý khi họ làm các điều ác đó.
Tóm lại, sau khi lâm chung được sinh lên cõi trời hay bị đọa lạc vào ba đường ác còn tùy thuộc vào tích lũy nghiệp và cận tử nghiệp của người đó mạnh hay yếu đối với nghiệp ác hay lành. Do đó, trong đạo Phật không có gì là cố định cả. Nếu ai nói điều gì có tính cách khẳng định thì ta biết người này chưa hiểu thấu lý nhân quả nghiệp báo.
Những lời khẳng định trong đạo Phật chỉ mang tính chất răn nhắc và khích lệ để mọi người tu theo Phật cố gắng không làm những điều xấu ác mà thôi. Người phật tử chân chính sẽ thấy nghiệp báo có thể thay đổi tùy theo năng lực tu tập của mỗi người. Hiểu thấu đáo giáo lý nhân quả thực hành đúng lời Phật dạy, chúng ta có thể làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh, không phó thác cuộc sống cho số phận đã an bài, mà bằng sự nỗ lực tự thân chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, chuyển mê thành ngộ để sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thích Đạt Ma Phổ Giác