TÓM LƯỢC SÁCH LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN
(TRANG TỔNG HỢP VỀ LỬA CÀN KHÔN GỒM CÁC BẢNG TỔNG HỢP ĐƯỢC GHÉP NHIỀU KIẾN THỨC TRONG SÁCH LẠI ĐỂ DỄ NHỚ VÀ TRA CỨU, CÒN TRANG TÓM LƯỢC SÁCH THÌ TRÍCH THEO THỨ TỰ CỦA CUỐN SÁCH)
TÓM LƯỢC SÁCH
LỬA TRONG ĐẠI THIÊN ĐỊA – TIỂU THIÊN ĐỊA VÀ LỬA BIỂU LỘ
I – LỬA TRONG ĐẠI THIÊN ĐỊA
Trong bản chất cốt yếu của nó, lửa có 3 phần (threefold), nhưng khi biểu lộ ra, lửa có thể được coi như có 5 phần (fivefold) và được lý giải như sau:
1. Lửa do ma sát (cọ xát) hay lửa sinh động nội tại: Các lửa này làm linh hoạt và đem lại sức sống cho Thái Dương hệ đang biểu lộ. Chúng là toàn bộ hoả xà của Thượng Đế khi hoạt động của Thái Dương hệ được đầy đủ.
2. Lửa thái dương hay lửa của cõi trí vũ trụ: Đây là phần của cõi trí vũ trụ vốn được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn bộ các tia lửa của trí tuệ, các lửa của hạ trí và nguyên khí sinh động của các đơn vị tiến hoá của nhân loại trong ba cõi thấp.
3. Lửa điện, hay là Lửa Thiêng của Thượng Đế: Lửa này là dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế chúng ta và chính lửa này làm cho Ngài khác với tất cả các Thượng Đế khác; đó là đặc điểm nổi bật của Ngài, và là dấu hiệu của vị trí của Ngài trong cơ tiến hoá vũ trụ.
Ba loại lửa này có thể được diễn tả bằng thuật ngữ chỉ về cung như sau:
– Thứ nhất, chúng ta có các lửa làm sinh động của Thái Dương hệ, đó là các lửa của cung nguyên thuỷ, cung của vật chất linh động sáng suốt; các lửa này tạo thành năng lượng của Brahma, Ngôi Ba của Thượng Đế. Kế đến là lửa của Cung thiêng liêng, Cung Bác Ái Minh triết, cung của bác ái sáng suốt, tạo thành năng lượng của trạng thái Vishnu, Ngôi Hai của Thượng Đế (1). Sau cùng là lửa của cõi trí vũ trụ, vốn là lửa của cung ý chí vũ trụ. Chúng có thể được mô tả như là các cung ý chí sáng suốt và là biểu lộ của Ngôi Một Thượng Đế, trạng thái Mahadeva (1). Do đó chúng ta có 3 cung vũ trụ đang biểu lộ:
+ Cung 3 – Cung hoạt động sáng suốt: Đây là một cung rất rạng rỡ và ở mức độ phát triển cao hơn hai cung kia, vốn là sản phẩm của một đại thiên kiếp có trước, hay là một Thái Dương hệ trước. Nó biểu hiện cho sự rung động căn bản của Thái Dương hệ này và là lửa nội tại vĩ đại của nó, làm linh hoạt và sinh động toàn thể và thấm nhập từ trung tâm đến ngoại vi. Đó là nguyên nhân của chuyển động quay và do đó của dạng thức gần như hình cầu của mọi vật hiện tồn.
+ Cung 2 – Cung bác ái thông tuệ: Đây là cung biểu hiện cho độ rung động cao nhất mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta có thể có được trong Thái Dương hệ này. Nó chưa rung động một cách thích hợp, cũng không đạt đến tột đỉnh hoạt động của nó. Đó là căn bản của chuyển động xoắn ốc theo chu kỳ của cơ thể Thượng Đế và cũng như định luật Tiết Kiệm là định luật chi phối lửa nội tàng của hệ thống, cũng vậy định luật Hút và định luật Đẩy của Vũ Trụ là định luật căn bản của Cung thiêng liêng này.
+ Cung 1 – Cung ý chí thông tuệ: Cho đến nay, cung này ít được nói đến. Đó là cung của trí tuệ vũ trụ và trong sự tiến hoá, nó đi song song với cung bác ái vũ trụ, tuy nhiên, cho đến nay, rung động của nó trở nên chậm hơn và sự phát triển của nó còn chậm hơn nữa. Điều này thì dứt khoát và có chủ tâm là như thế do bởi các mục đích căn bản và sự chọn lựa ẩn bên dưới của Thái Dương Thượng Đế, trên cõi cao của Ngài (giống như các phản ánh của Ngài, tức là các con của nhân loại, đang làm), Ngài ra sức hoàn thành sự phát triển đầy đủ hơn, và do đó Ngài tập trung vào sự phát triển tình thương vũ trụ trong chu kỳ lớn hơn này.
Cung này bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp và là căn bản của chuyển động của Thái Dương hệ, nó có thể được mô tả rõ nhất như là chuyển động tiến tới qua không gian hay luỹ tiến. Ít điều có thể được dự đoán liên quan đến cung này và sự biểu lộ của nó. Nó kiểm soát các chuyển động của toàn thể vòng giới hạn có liên hệ tới trung tâm vũ trụ của nó.
Bảng sau đây có thể khiến cho các ý kiến trên rõ ràng hơn một ít:
Bảng I
Lửa | Cung | Trạng Thái | Biểu Lộ | Định Luật | Tính Chất |
1. Nội tại. | Nguyên thủy | H.động Thông tuệ | Chuyển động quay | Tiết kiệm | Lửa do ma sát |
2. Về trí tuệ | Bác ái | Bác ái sáng suốt. | Chuyển động xoắn ốc theo chu kỳ | Hấp dẫn | Lửa thái dương |
3. Ngọn lửa thiêng | Ý chí | Ý chí sáng suốt | Luỹ tiến | Tổng hợp | Lửa điện |
Ba biểu lộ này của Sự Sống thiêng liêng có thể được xem như diễn đạt 3 cách biểu lộ.
– Thứ nhất, vũ trụ biểu lộ hay hữu hình; thứ hai, thế giới nội tâm hay sắc tướng; thứ ba, trạng thái tinh thần phải được tìm thấy ở tâm mọi vật (1).
Các lửa nội tại làm linh hoạt và sinh động, tự chúng lộ ra theo hai cách :
– Thứ nhất dưới hình thức tiềm nhiệt (latent heat). Đây là nền tảng của chuyển động quay và nguyên nhân của sự biểu lộ cố kết tựa hình cầu của mọi sự sống, từ nguyên tử Thượng Đế, vòng giới hạn Thái dương, xuống đến nguyên tử nhỏ nhất của nhà hoá học hay nhà vật lý học.
– Thứ hai, dưới hình thức là hoạt nhiệt (active heat). Điều này đưa đến kết quả là sự hoạt động và tiến về phía trước của sự tiến hoá vật chất. Trên cõi cao nhất, sự phối hợp của ba yếu tố (hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó tiên thiên khí (akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên (pregenetic matter). Trong lúc biểu lộ, Akasha tự biểu hiện ra dưới hình thức Fohat hay năng lượng thiêng liêng (divine Energy) và Fohat trên các cõi khác nhau được biết như là hậu thiên khí (aether), không khí (air), lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí và các tên gọi đại loại như vậy.
Đó là toàn bộ những gì tích cực, linh hoạt hay được làm cho có sinh khí và của tất cả những gì liên quan đến sự thích ứng của sắc tướng với các nhu cầu của lửa bên trong của sự sống. Ở đây có lẽ sẽ hữu ích khi chỉ ra rằng từ lực là hiệu quả của cung thiêng liêng khi biểu lộ, với cùng ý nghĩa rằng điện năng là hiệu quả biểu lộ của cung nguyên thuỷ của thông tuệ linh hoạt. Nên ngẫm nghĩ kỹ về điều này vì nó nắm giữ một bí nhiệm.
– Lửa của cõi trí cũng biểu lộ theo hai cách:
Trước nhất, dưới hình thức Lửa Trí Tuệ, căn bản của mọi biểu lộ và theo một ý nghĩa đặc biệt huyền bí, là toàn thể các sự sống. Nó cung ứng sự liên quan giữa sự sống với hình hài, giữa tinh thần với vật chất và là nền tảng của chính tâm thức.
Thứ hai, dưới hình thức là Hành khí của Lửa (Elementals of Fire) hay là toàn bộ biểu lộ tích cực của tư tưởng, chính nó biểu lộ xuyên qua trung gian của các thực thể này, theo chính nguyên thể (essence) của chúng, chính là lửa.
Các nhị nguyên biểu lộ này tạo thành 4 yếu tố cần thiết trong tứ hạ thể Thượng Đế (logoic quaternary) (1), hay là bản chất hạ đẳng của Thượng Đế khi ta xét sự biểu lộ của Ngài theo quan điểm huyền bí; về phương diện ngoại môn, chúng là toàn bộ của tứ hạ thể Thượng Đế, cộng thêm nguyên khí thứ năm của Thượng Đế, tức thể trí vũ trụ.
Điểm Linh Quang (divine spark) đến nay vẫn chưa biểu lộ (cũng như hai lửa khác), dưới hình thức một nhị nguyên, mặc dù, những gì ẩn giấu trong chu kỳ sau này chỉ có sự tiến hoá mới hé lộ. Lửa thứ ba này cùng với hai lửa kia, tạo thành bộ năm thiết yếu cho sự phát triển tiến hoá Thượng Đế và bởi sự phối hợp hoàn hảo của nó với hai lửa kia khi diễn trình tiến hoá tiếp diễn, ta thấy được mục tiêu của sự thành đạt của Thượng Đế cho chu kỳ lớn hơn này hay chu kỳ của Thái Dương hệ này.
Khi cung nguyên thuỷ, tức cung của hoạt động sáng suốt, cung thiêng liêng tức cung bác ái sáng suốt và cung vũ trụ thứ ba tức cung ý chí sáng suốt gặp nhau, phối hợp, hoà nhập và rực sáng. Thượng Đế sẽ nhận được cuộc điểm đạo thứ 5 của Ngài như vậy thành toàn được một trong các chu kỳ của Ngài. Khi chuyển động quay vòng, tiến tới trước và xoắn ốc có chu kỳ, tác động trong sự tổng hợp hoàn hảo, lúc bấy giờ rung động mong muốn sẽ được đạt đến. Khi ba định luật Tiết Kiệm, Hấp Dẫn và Tổng Hợp tác động lẫn nhau một cách chính xác hoàn hảo, lúc bấy giờ thiên nhiên sẽ phô bày
II – LỬA TRONG TIỂU THIÊN ĐỊA
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một cách vắn tăt về sự tương hợp giữa tổng thể vĩ đại và đơn vị con người; và kế đó, phác hoạ chủ đề của chúng ta một cách chi tiết và xem xét các phần nhỏ trong đó, sẽ là sáng suốt nếu phân chia nó ra.
Lửa trong Tiểu thiên địa về cơ bản cũng có 3 phần và biểu lộ làm 5.
1. Lửa Nội Tại truyền sinh lực: tương ứng với lửa do ma sát. Đây là toàn bộ của hoả xà cá nhân, nó làm linh hoạt xác thân và cũng biểu lộ theo 2 cách:
– Thứ nhất, dưới hình thức nhiệt tiềm ẩn (tiềm nhiệt) nó là căn bản của sự sống của tế bào tựa hình cầu, hay nguyên tử, và điều chỉnh sự quay của tế bào này so với tất cả tế bào khác.
– Thứ hai, dưới hình thức hoạt nhiệt hay prana; nhiệt này làm linh hoạt vạn vật và là lực phát động (driving force) của hình hài đang tiến hoá. Nó tự biểu lộ trong bốn loại dĩ thái và trong trạng thái hơi, ở đây, người ta tìm thấy sự tương ứng trên cõi hồng trần liên quan tới con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cõi của Thái dương hệ.
Lửa này là sự rung động cơ bản của hệ thống nhỏ trong đó Chân Thần hay Tinh Thần nhân loại là Thượng Đế, và nó nắm giữ phàm ngã hay con người vật chất hạ đẳng biểu lộ ra bên ngoài; như vậy, cho phép đơn vị tinh thần này tiếp xúc với cõi vật chất trọng trược nhất. Nó có sự tương ứng của nó trong cung hoạt động sáng suốt và được kiểm soát bởi Định Luật Tiết Kiệm ở một trong các tế phân của định luật này tức là Định Luật Thích Nghi Thời gian (Law of Adaptation in Time
2. Kế tiếp là Lửa hay Tia Lửa của Trí Tuệ tương ứng với Lửa Thái dương trong con người. Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngã thức hay là linh hồn. Lửa của trí tuệ này bị chế ngự bởi Định Luật Hút như là sự tương ứng lớn hơn của nó. Sau này, chúng ta có thể bàn rộng về điểm này. Chính tia lửa trí tuệ này trong con người, biểu lộ như hoạt động xoắn ốc có chu kỳ, nó đưa đến sự bành trướng và rốt cuộc trở về trung tâm của hệ thống nó, tức Chân Thần – nguồn cội và mục tiêu cho Chân Thần nhập thế tức là con người. Vì trong đại vũ trụ, lửa này cũng biểu lộ theo 2 cách.
– Nó biểu lộ dưới hình thức ý chí sáng suốt, nối liền Chân Thần hay Tinh Thần với điểm tiếp xúc thấp nhất của nó là phàm ngã, tác động qua một hiện thể hồng trần.
Cho đến nay, nó cũng biểu lộ một cách thiếu hoàn hảo dưới hình thức yếu tố đem sinh lực trong các hình tư tưởng do chủ thể tư tưởng tạo ra. Cho đến nay, tương đối có ít hình tư tưởng, có thể nói là do trung tâm của tâm thức, tức chủ thể tư tưởng, tức Chân ngã tạo ra. Đến nay, rất ít người được giao tiếp chặt chẽ với thượng ngã (higher self) hay Chân ngã của họ, mà họ có thể kiến tạo vật chất của cõi trí thành một hình hài, hình hài này có thể được nói đến một cách đích thực là một biểu lộ của các tư tưởng, mục tiêu hay ước vọng của Chân Ngã của họ, tác động qua bộ óc hồng trần. Đa số các hình tư tưởng hiện nay đang lưu chuyển có thể nói là các kết hợp vật chất được kiến tạo thành hình hài với sự trợ giúp của trí cảm (tức là của dục vọng pha trộn chút ít trí tuệ, như vậy tạo ra sự pha trộn chất cảm dục với chất trí, mà hầu hết là chất cảm dục), và phần lớn là do bởi tác động phản xạ của hành khí.
Các nhị nguyên biểu lộ này là :
1. Lửa linh hoạt hay prana. (Tiềm nhiệt hay thân nhiệt (bodily heat)).
2. Năng lượng trí tuệ trong thể trí.
Các hình tư tưởng thuần tuý của thể trí, được làm cho sống động bởi lửa tự phát sinh, hay là bởi nguyên khí thứ năm và do đó là một phần của khu vực hay hệ thống kiểm soát của Chân Thần.
Hai điều này hợp thành một tứ nguyên huyền bí (esoteric quaternary), với yếu tố thứ năm, tức là điểm linh quang của ý chí sáng suốt, tạo thành năm của biểu lộ Chân Thần – biểu lộ trong trường hợp này có nghĩa là một biểu lộ nội tâm thuần tuý vì không hẳn là tinh thần, cũng không hẳn là vật chất.
3. Cuối cùng có Ngọn Lửa Chân Thần Thiêng Liêng. Ngọn Lửa này biểu hiện rung động cao nhất mà Chân Thần có thể có được, bị chế ngự bởi định luật Tổng hợp và là nguyên nhân của chuyển động luỹ tiến của Nguyên sinh khí (Jiva) đang tiến hoá.
Cuối cùng chúng ta đến điểm hoà nhập hay đến cuối sự biểu lộ và đến tuyệt đích xét về mặt Chân Thần, của đại chu kỳ hay manvantara. Do đó chúng ta sẽ tìm thấy được gì? Cũng như trong đại thiên địa, sự pha trộn của ba loại lửa chính yếu của vũ trụ đánh dấu mức độ thành đạt của Thượng Đế, cũng vậy, trong sự pha trộn các lửa chính yếu của tiểu thiên địa, chắc chắn chúng ta cũng đạt đến sự toàn mỹ của thành tựu của con người trong chu kỳ này.
Khi tiềm hoả của phàm ngã pha trộn với lửa của trí tuệ, tức lửa của Chân Ngã, và cuối cùng hợp nhất (merge) với Ngọn Lửa Thiêng, lúc bấy giờ con người được điểm đạo lần thứ 5 trong Thái dương hệ này và đã hoàn tất được một trong các chu kỳ lớn của con người (1).
Khi cả 3 toả chiếu như một lửa duy nhất, sự giải thoát khỏi vật chất hay khỏi hình hài vật chất được thành tựu. Vật chất đã được hiệu chỉnh một cách thật đúng đối với tinh thần và sau cùng sự sống bên trong thoát ra khỏi lớp vỏ của nó mà hiện giờ chỉ tạo thành một vận hà cho sự giải thoát.
III – LỬA BIỂU LỘ
Ghi chú ( LVLCK, Tr 64): Các thuật ngữ Phàm ngã (Lower self), Thượng ngã (Higher Self), Linh Ngã (Divine Self) dễ khiến ta nhầm lẫn cho đến khi đạo sinh hiểu rõ các đồng nghĩa khác nhau liên quan đến chúng. Bảng sau đây có thể hữu ích :
Cha …………………………. Con ………………………………… Mẹ
Tinh thần ……………….. Linh hồn ………………………….. Xác thân
Sự Sống ……………….. Tâm thức ………………………. Sắc tướng
Chân Thần ……………. Chân ngã ………………………. Phàm ngã
Linh ngã ………………. Thượng ngã ………………….. Phàm ngã
Tinh thần ……………… Biệt ngã(Individuality)………. Phàm ngã
Điểm (The Point) ….. Tam nguyên (Triad)…………. Tứ nguyên (Quaternary)
Chân thần …………….. Thái Dương Thiên Thần…… Nguyệt Tinh Quân
Để nối tiếp sự khảo sát của chúng ta về các loại lửa đang duy trì cấu trúc của Thái dương hệ hữu hình và của con người hữu hình biểu lộ ra ngoại cảnh, chính con người này tạo ra sự phát triển tiến hoá và vốn là căn bản của mọi nở rộ ra ngoại cảnh, nên ghi nhớ rằng chúng biểu lộ như là toàn bộ sự sống sinh động của một Thái dương hệ, của một hành tinh, của toàn thể cấu trúc của con người hoạt động linh hoạt trên cõi hồng trần và của nguyên tử của vật chất.
Nói một cách rộng hơn, chúng tôi muốn nói rằng
+ Lửa thứ nhất hoàn toàn liên quan đến :
a. Hoạt động của vật chất.
b. Chuyển động quay của vật chất.
c. Sự phát triển của vật chất bằng ma sát, theo định luật tiết kiệm. Bà H.P.B. đề cập đến điều này trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm (xem quyển I, trang 169, 562, 567, 569, II, 258, 390, 547, 551, 552).
+ Lửa thứ nhì là lửa từ cõi trí vũ trụ, liên quan tới :
a. Sự biểu lộ tiến hoá của trí tuệ tức manas.
b. Sinh khí của linh hồn.
c. Sự biểu lộ tiến hoá của linh hồn khi nó biểu hiện dưới hình thức là một điều khó hiểu nó đưa tới sự tổng hợp của vật chất. Khi cả hai sát nhập lại bằng yếu tố năng lượng hoạt động này, thì cái được gọi là tâm thức xuất hiện.
Khi sự phối hợp tiếp diễn và lửa trở nên ngày càng thêm tổng hợp, toàn thể của biểu lộ đó mà chúng ta xem như cuộc sống hữu thức trở nên ngày càng hoàn hảo hơn.
d. Lửa này vận hành theo Định Luật Hút.
e. Kết quả tiếp theo trong chuyển động xoắn ốc có chu kỳ mà chúng ta gọi là sự tiến hoá của thái dương, trong thái dương hệ, nhưng nó là sự tiệm tiến (theo quan điểm của một vũ trụ) của hệ thống chúng ta đến tâm điểm của nó. Điều này phải được xem xét theo quan điểm thời gian (1).
Lửa thứ ba liên quan đến :
a. Tiến hoá của tinh thần: Ở giai đoạn này, một cách thực tiễn, không gì có thể được truyền đạt liên quan tới cuộc tiến hoá này. Sự phát triển của tinh thần, cho đến nay, chỉ có thể được diễn tả liên quan đến tiến hoá vật chất và chỉ qua sự thích ứng của hiện thể và qua sự thích hợp của lớp vỏ, tức xác thân hay sắc tướng mới có thể đạt được trình độ phát triển tinh thần bằng bất cứ cách nào.
Một lời cảnh báo nên được đưa vào ở đây:
Giống như trên cõi trần, hiện thể vật chất, không thể biểu hiện đầy đủ toàn thể trình độ phát triển của chân ngã hay thượng ngã, cũng vậy, ngay cả chân ngã cũng không thể cảm nhận đầy đủ và biểu hiện được tính chất của tinh thần. Vì vậy, tâm thức con người hoàn toàn không thể đánh giá được một cách đúng đắn sự sống của tinh thần hay Chân Thần.
b. Tác động của ngọn lửa thiêng theo định luật Tổng Hợp – một thuật ngữ chung mà rốt cuộc ta sẽ thấy là nó bao gồm hai định luật khác dưới hình thức các tế phân.
c. Kết quả theo sau của chuyển động luỹ tiến – một chuyển động quay tròn, theo chu kỳ và tiến tới.
Toàn thể vấn đề được bàn đến trong Bộ Luận này liên quan đến nguyên thể bên trong (subjective essence) của Thái dương hệ, chủ yếu không phải về khía cạnh bên ngoài cũng không phải về khía cạnh tâm linh. Nó liên quan đến các Đấng Cao Cả ngự trong hình hài sắc tướng, các Ngài biểu lộ dưới hình thức các yếu tố sống động qua trung gian vật chất và trước nhất thông qua chất dĩ thái. Các Ngài đang phát triển một năng lực thứ hai, tức là lửa trí tuệ và về bản thể, chính các Ngài là các điểm lửa (points of fire), tách ra qua sự cọ xát vũ trụ, được tạo thành bởi sự quay của bánh xe vũ trụ, bị lôi cuốn vào biểu lộ nhất thời có giới hạn và rốt cuộc phải trở về trung tâm vũ trụ của các Ngài. Các Ngài sẽ trở lại gia thêm các kết quả của sự tăng trưởng tiến hoá và nhờ sự đồng hoá, các Ngài sẽ làm mạnh thêm bản chất căn bản và sẽ là lửa tinh thần cộng với lửa trí tuệ.
Lửa bên trong của vật chất, mà trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm được gọi là “lửa do ma sát”. Đó là một hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Nó được tạo ra bởi hai thứ lửa tinh thần và trí tuệ (lửa điện và lửa thái dương) tiếp xúc với nhau qua trung gian vật chất. Năng lượng này biểu lộ trong chính vật chất dưới hình thức lửa bên trong của mặt trời và của các hành tinh và có được một phản ảnh trong các lửa bên trong của con người. Con người là Ngọn Lửa Thiêng và lửa của trí tuệ tiếp xúc được với nhau qua trung gian của vật chất hay hình hài. Khi sự tiến hoá chấm dứt, lửa của vật chất thì không thể nhận biết được. Nó chỉ tồn tại khi hai thứ lửa kia được kết hợp lại và nó không tồn tại khi chính nó tách ra khỏi chính vật chất.
Bây giờ chúng ta hãy nhận xét vắn tắt vài sự kiện có liên quan đến lửa trong vật chất và chúng ta hãy xem xét chúng một cách thứ tự, để mặc thời gian làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng. Trúơc nhất, chúng ta có thể nói rằng lửa bên trong vừa tiềm tàng vừa linh động, tự nó biểu lộ như là cái tổng hợp của các lửa được thừa nhận của Thái dương hệ, và thí dụ, biểu lộ dưới hình thức bức xạ mặt trời và sự cháy bên trong hành tinh. Đề tài này có phần nào được bao gồm bởi khoa học và được ẩn giấu dưới bí nhiệm của điện ở cõi hồng trần, vốn là một biểu hiện của lửa bên trong linh hoạt của Thái dương hệ và của hành tinh giống y như sự cháy bên trong là một biểu hiện của lửa bên trong tiềm tàng. Các lửa sau này vốn ở bên trong của mỗi bầu hành tinh và là cơ bản của mọi sự sống biểu lộ ở cõi trần.
Thứ hai là, chúng ta có thể ghi nhận rằng lửa bên trong là căn bản của sự sống trong ba giới thấp của thiên nhiên, và trong giới thứ tư hay giới nhân loại có liên quan tới hai hiện thể thấp. Lửa của trí tuệ, khi phối hợp với các lửa bên trong, là căn bản của sự sống trong giới thứ tư, và khi được phối hợp (hiện nay chỉ mới một phần, còn sau này sẽ toàn thể), chúng sẽ kiểm soát con người tam phân hạ đẳng hay là phàm ngã; sự kiểm soát này kéo dài cho đến cuộc điểm đạo thứ nhất.
Cuối cùng là lửa Tinh thần, khi được phối trộn với hai lửa kia (sự phối trộn bắt đầu trong con người ở lần điểm đạo thứ nhất), hợp thành một căn bản của sự sống tinh thần. Khi cuộc tiến hoá nối tiếp trong giới thứ năm hay giới tinh thần, ba lửa này bùng cháy cùng lúc, tạo ra sự toàn giác (perfected consciousness). Sự bùng cháy này đưa tới kết quả là cuối cùng tạo nên sự thanh luyện vật chất và sự thoả đáng theo sau của nó; vào lúc kết thúc cuộc biểu lộ, cuối cùng nó đưa đến sự huỷ diệt sắc tướng, sự tan biến của sắc tướng và kết thúc sự sống như được hiểu trên các cõi thấp. Theo thuật ngữ thần học Phật giáo, nó tạo ra sự tịch diệt (annihilation); điều này bao hàm không những sự mất tự thể (identity) mà còn là sự chấm dứt việc biểu lộ ra ngoại cảnh và sự đào thoát của Tinh Thần, cộng với trí tuệ vào trung tâm vũ trụ của nó. Nó có sự tương đồng của nó trong cuộc điểm đạo mà khi đó vị cao đồ (adept) thoát khỏi các giới hạn của vật chất trong ba cõi thấp.
Lửa bên trong của Thái dương hệ, của hành tinh, và của con người gồm có ba :
1. Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. Đây là tiềm hoả.
2. Lửa bức xạ : Loại lửa này có thể được diễn tả dưới tên là điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt.
3. Lửa thiết yếu hay là hoả hành khí, chính chúng sẽ là tinh hoa của lửa. Phần lớn, chúng được chia thành hai nhóm :
a. Hoả thiên thần (Fire devas) hay các thực thể tiến hoá thăng thượng.
b. Hoả tinh linh (Fire elementals) hay các thực thể tiến hoá giáng hạ.
Sau này chúng ta sẽ thêm chi tiết về đề tài này khi xét đến lửa của trí tuệ và bàn đến bản chất của các hành khí biết suy tư. Tất cả các hành khí và thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hoả Tinh Quân (the Fire Lord), tức là Agni. Khi nói đến Ngài và thiên giới của Ngài, đề tài cần phải được xét rộng hơn.
Tuy nhiên, nơi đây, chúng ta có thể vạch ra rằng hai trình bày đầu tiên của chúng ta liên quan đến lửa bên trong, diễn tả hiệu quả mà các hoả thực thể (fire entities) có được đối với môi trường bao quanh chúng. Nhiệt và phát xạ là các tên gọi khác có thể được dùng theo nghĩa này. Mỗi một trong các hiệu quả này tạo ra một loại hiện tượng khác nhau. Tiềm hoả gây nên sự tăng trưởng tích cực của những gì mà nó được lồng vào trong đó, và gây nên sự thúc đẩy hướng thượng, sức thúc đẩy này đưa vào biểu lộ tất cả những gì được tìm thấy trong các giới của thiên nhiên. Lửa phát xạ gây nên sự tăng trưởng liên tục của những gì đã đang phát triển, dưới ảnh hưởng của tiềm hoả, tới một mức độ có thể tiếp nhận được lửa bức xạ. Chúng ta hãy lập bảng biểu về việc đó như sau :
– Thái dương hệ hay Đại thiên địa : Thái Dương Thượng Đế hay Đại Thiên Đế.
Tiềm hoả hay nội hoả tạo ra nhiệt bên trong nó làm cho Thái dương hệ sản sinh ra mọi hình thái của sự sống. Đó là hơi ấm có sẵn (inherent warmth) gây nên mọi sự thụ tinh dù là nơi người, động vật hoặc thực vật.
Lửa linh hoạt hay lửa bức xạ vẫn có trong sự sống và tạo ra sự tiến hoá của mọi vật vốn đã phát triển thành biểu lộ ngoại cảnh bằng tiềm hoả.
– Hành Tinh Thượng Đế : Những gì được đề ra liên hệ đến thái dương hệ, nói chung có thể được khẳng định đối với tất cả các hành tinh mà trong bản chất của chúng phản ảnh cho vầng Thái Dương, huynh trưởng của chúng.
– Nhân loại hay Con Người Tiểu Thiên Địa:
Tìềm hoả của nhân loại, tức là nhiệt ở bên trong thân người, tạo ra các hình thức khác nhau của sự sống, như là :
1. Các tế bào của thể xác.
2. Các cơ quan được nuôi dưỡng bởi tiềm nhiệt.
3. Sự sinh sôi nảy nở của chính nó trong các hình hài con người khác, tức cơ bản của chức năng tính dục.
Tuy nhiên, bức xạ của con người hay lửa linh hoạt (active fire), cho đến nay vẫn là một yếu tố ít được hiểu biết nhất. Nó liên quan tới hào quang sức khoẻ và liên quan tới bức xạ từ thể dĩ thái vốn làm cho một người thành một kẻ chữa bệnh và có thể truyền nhiệt linh hoạt (hoạt nhiệt).
Cần phải phân biệt giữa bức xạ từ thể dĩ thái vốn là một bức xạ của prana với từ điển, vốn là một sự phóng phát từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Ngọn Lửa Thiêng trong lớp vỏ vật chất. Ngọn Lửa Thiêng được tạo ra trên cõi thứ hai, tức cõi Chân Thần, và từ điển (vốn là một phương pháp để giải thích lửa bức xạ), do đó được cảm nhận một cách tối thượng trên cõi thứ tư và thứ sáu hay là xuyên qua thể Bồ Đề và thể cảm dục. Như chúng ta biết, các cõi này có liên quan chặt chẽ với cõi thứ nhì. Sự phân biệt này rất quan trọng và phải được nhận ra một cách cẩn thận.
Do đó, sau khi đã trình bày như trên, chúng ta có thể tiếp tục đề cập một cách chi tiết hơn về lửa bên trong của các hệ thống, tiểu và đại thiên địa.
TIẾT MỘT
ĐOẠN A
CÁC NỘI HỎA CỦA CÁC THỂ
I- BA VẬN HÀ ĐỐI VỚI LUỒNG HỎA
( TRANG 73 – LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN )